TP.HCM muốn sớm gỡ vướng cho các dự án bất động sản
Phản hồi doanh nghiệp, ông Võ Văn Hoan cho biết, việc này là thẩm quyền của Chính phủ. UBND thành phố tiếp tục báo cáo lên cấp trên để xem xét.
Cũng tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai, cho biết Quốc Cường Gia Lai đã được tháo gỡ 6/12 dự án, và hiện nay doanh nghiệp còn vướng hai dự án chủ chốt. Trong đó quan trọng nhất là dự án Phước Kiển có diện tích hơn 91ha tại huyện Nhà Bè, TP.HCM.
Dự án đã được duyệt quy hoạch 1/500, chấp thuận đầu tư từ tháng 8/2017, đến tháng 8/2020 là hết hạn. Tuy nhiên đến nay doanh nghiệp vẫn chưa được giao đất để thực hiện.
Nguyên nhân là do dự án có quỹ đất hỗn hợp, trong đó có phần đất nông nghiệp phải chuyển mục đích sử dụng nên công ty phải quay lại Sở Kế hoạch Đầu tư để làm lại các bước thủ tục từ đầu.
“Nếu làm lại từ đầu, chúng tôi phải xin quyết định chủ trương đầu tư. Nếu tiếp tục các bước thủ tục theo quy trình thì không biết ba năm sau công ty có hoàn tất được các bước để được chấp thuận đầu tư hay không”, bà Loan nói thêm.
Theo bà Loan, đây là một dự án lớn, doanh thu từ 50-70 nghìn tỉ nên Quốc Cường Gia Lai không có đủ nguồn lực tài chính để thực hiện mà phải liên doanh với đối tác. Tuy nhiên, những đối tác đã đồng hành trong ba năm qua giờ đây đã rất nản và muốn rút khỏi dự án. Nếu đối tác rút lui, thì Quốc Cường Gia Lai cũng không có tiền trả lại.
Ngoài dự án Phước Kiển, doanh nghiệp này cũng đang gặp vướng mắc ở dự án Phú Hữu (quận 9). Dự án chỉ có 7,4ha nhưng gánh 1,7ha đất giáo dục, gánh thêm 2.100m2 đất cây xanh. Vấn đề là doanh nghiệp phải gánh cả phần cây xanh bị thiếu của địa phương.
“Doanh nghiệp đi lại rất nhiều, cuối cùng phải chấp nhận, vì nguồn vốn vay ngân hàng nên không thể đợi quá lâu. Doanh nghiệp phải chấp nhận chỉ tiêu 3,2m2 cây xanh, 3,2m đất giáo dục/người dân. Cuối cùng dự án chỉ có 2,7ha đất xây dựng, chỉ được mật độ xây dựng 35%, tức chỉ sử dụng được 1ha”, bà Loan nói.
Trước nhưng vướng mắc và kiến nghị của các doanh nghiệp, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, lưu ý các cơ quan có trách nhiệm đẩy nhanh việc thực hiện triển khai dự án. Điều đó có lợi cho cả doanh nghiệp và thành phố. Không để kéo dài, ảnh hưởng đến nguồn lực kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của thành phố.
Chủ tịch UBND TP.HCM cũng yêu cầu lập tổ công tác họp hàng tuần. “Đến 30/4 phải giải quyết xong để tháng 6 còn tập trung xử lý vụ Thủ Thiêm. Nếu thời gian trong tuần không có thì tổ công tác phải họp cả thứ 7, Chủ nhật”, ông Phong nhấn mạnh
Tại hội nghị Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, trong năm 2019, toàn thành phố chỉ có bốn dự án nhà ở thương mại được công nhận chủ đầu tư, giảm 24 dự án so với cùng kỳ; 16 dự án nhà ở thương mại được chấp thuận đầu tư, giảm 64 dự án; trong đó chỉ có bảy dự án được chấp thuận đầu tư mới. Ngoài ra, chỉ có 47 dự án được xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn, giảm 30 dự án.
Nguyên nhân dẫn đến tình hình trên là do các quy định pháp luật về đầu tư, nhà ở, đất đai, quy hoạch đô thị chưa có sự thống nhất trong quá trình chuyển tiếp và ban hành. Cùng với đó, nhiều dự án đang trong quá trình thanh tra.
Đăng ký tư vấn dứ án Happy One Premier Thạnh Lộc
Tin cùng chuyên mục
- Thị trường nhà ở đang “khát” dòng căn hộ đạt chuẩn
- Vì sao biên độ tăng giá BĐS Quận 12 (Tp.HCM) còn lớn?
- Những giá trị độc bản tại căn hộ Happy One - Thạnh Lộc
- Lộ diện xu hướng căn hộ mới ngay trung tâm Quận 12
- Bất động sản quận 12 đón làn sóng dịch chuyển dân cư
- Nâng tầm sống với căn hộ độc bản tại Bắc Sài Gòn
- Thị trường bất động sản sẽ thiết lập đỉnh mới vào năm 2023-2024
- Thị trường bất động sản đang khởi sắc, sẽ bật mạnh trở lại nếu chính sách được tháo gỡ